Lịch sử văn hóa (01.03.2022 16:02)

Ngày 19 tháng 6 năm 1990, huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT trên cơ sở 5 xã: Ea T’Ling, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong của thị xã Buôn Ma Thuột (nay là thành phố Buôn Ma Thuột), gồm 36.400 ha diện tích tự nhiên với 18.379 nhân khẩu và 35.100 ha diện tích tự nhiên (toàn bộ là đất lâm nghiệp) của xã Đắk Lao, huyện Đăk Mil, khi đó thuộc tỉnh Đắk Lắk[4]. Khi mới thành lập, huyện Cư Jút có 5 xã như trên.[5]

Ngày 26 tháng 5 năm 1992, theo quyết định số 313-TCCP của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, thành lập xã Đắk Drông trên cơ sở thôn 5, thôn 6, buôn Dier, buôn U của xã Nam Dong, với 6.300 ha diện tích tự nhiên và 3.222 nhân khẩu; Thành lập thị trấn Ea T’Ling trên cơ sở 1.200 ha diện tích tự nhiên và toàn bộ dân số của xã Ea T’Ling; sáp nhập 2.010 ha diện tích tự nhiên còn lại của xã Ea T'ling vào xã Trúc Sơn quản lý.[5]

Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển 3 xã Hòa Xuân, Hòa Phú, Hòa Khánh của thị xã Buôn Ma Thuột về huyện Cư Jút quản lí.

Ngày 15-8-2001, thành lập xã Cư Knia trên cơ sở 2.987 ha diện tích tự nhiên và 3.278 nhân khẩu của xã Trúc Sơn; thành lập xã Đắk Wil trên cơ sở 42.140 ha diện tích tự nhiên và 5.159 nhân khẩu của xã Ea Pô.

Cuối năm 2003, huyện Cư Jút có 1 thị trấn Ea T'ling và 10 xã: Cư Knia, Đắk Drông, Đắk Wil, Ea Pô, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Xuân, Nam Dong, Tam Thắng, Trúc Sơn.

Năm 2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Jút thuộc Đắk Nông[2], riêng 3 xã Hòa Xuân, Hòa Phú, Hòa Khánh thuộc địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk và được sáp nhập vào thành phố Buôn Ma Thuột.

Huyện còn lại 1 thị trấn và 7 xã như hiện nay.

Trên địa bàn huyện Chư Jút có đến 25 dân tộc cùng sinh sống xen kẽ ở 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố thuộc 8 xã, thị trấn, nên mang đậm bản sắc văn hóa của nhiều vùng miền, dân tộc[6]. Toàn huyện có 3 tôn giáo chính gồm Công giáoPhật giáo và Tin lành (tín đồ: 26.190, chiếm 28,37% dân số).

Liên kết Website

Số lượt truy cập :

Đang truy cập :